10A1 FORUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.


Well come to 10A1forum
 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Để chào mừng ngày quốc tế phụ nữ 8/3 những thành viên nữ đăng kí vào ngày 7-8/3 sẽ được hưỡng nhiều ưu đãi đặc biệt từ mái nhà 10A1. Đặt biệt vào ngày 7/3 chúng tôi sẽ phục vụ các bạn 24/24 để giải đáp tất cả các thắc mắc của các bạn. Ngoài ra Chúng tôi còn có dịch vụ chuyển quà, tin nhắn qua email cho các bạn nam có dịp bày tỏ cùng các bạn nữ nhân ngày lễ quan trọng này. Liên hệ qua địa chỉ gacon_online@yahoo.com hay gửi tin trục tiếp vào hộp thư admin. chúc các bạn vui vẻ trong ngày 8/3

 

 vài nét về nhà văn Sơn Nam

Go down 
Tác giảThông điệp
toailmhg




Tổng số bài gửi : 5
Join date : 05/11/2009

vài nét về nhà văn Sơn Nam Empty
Bài gửiTiêu đề: vài nét về nhà văn Sơn Nam   vài nét về nhà văn Sơn Nam Icon_minitimeTue Dec 22, 2009 2:44 pm

Hơn nửa thế kỷ nay, từ thập niên 1950, Sơn Nam được giới văn học cả nước biết đến như một tài năng của văn chương Nam bộ. Ông không những là một nhà văn, mà còn được đánh giá cao như một nhà Nam bộ học, một nhà văn hoá. Những năm gần đây, tác phẩm của ông liên tục được xuất bản và tái bản.

Sơn Nam - tên thật là Phạm Minh Tài, sinh năm 1926 ở vùng quê Kiên Giang. Hồi đầu thế kỷ, ông nội của nhà văn đã đưa cả gia đình từ Cù lao Ông Chưởng ở Long Xuyên đến lập nghiệp ở ven rừng U Minh Cà Mau, nơi phần lớn người Khmer sinh sống. Tuổi thơ của ông được tắm mình trong hương sắc của rừng U Minh với muôn vàn cỏ cây, hoa lá, chim muông. Ðó cũng chính là vốn sống và nguồn cảm hứng sáng tác được ông thể hiện trên các trang viết sau này. Nhà văn Nguyễn Trọng Tín, vốn là bạn văn, và là người ngưỡng mộ tài năng của Sơn Nam, ông nhận xét: "Nhà văn Sơn Nam là một trong hai người còn lại hiểu biết nhiều về Nam bộ. Ông có nhiều cống hiến cho văn chương và là người đứng đầu trong số các nhà văn Nam bộ. Bên cạnh sự nghiệp sáng tác, ông còn rất nhiều công trình khảo cứu và sưu tập về văn hoá Nam bộ. Ðặc biệt, ông là người hiểu biết quá trình hình thành dải đất Nam bộ. Từ hiểu biết uyên bác đó ông lại thể hiện bằng những trang viết rất giản dị khiến nhiều tầng lớp độc giả đều đọc và dễ hiểu tác phẩm của ông".

Vốn là nhà văn sống dưới chế độ cũ, để tồn tại cùng sự nghiệp văn chương, nhà văn Sơn Nam đã chọn cách viết văn theo kiểu dã sử hiện đại và khảo cứu lịch sử vùng đất khẩn hoang Nam bộ. Ông nói cách viết này được nhiều độc giả quan tâm, lại không khiêu khích chính quyền đương thời cũ. Tuy nhiên, người đọc tinh tế cũng dễ nhận ra sự đồng cảm tinh thần yêu nước, tưởng nhớ cội nguồn tiên tổ trong những trang viết.

Tác phẩm đầu tay của Nhà văn Sơn Nam là một tập thơ mang tựa đề Lúa reo, do Hội Văn hoá kháng chiến Kiên Giang xuất bản năm 1948. Năm 1951-1952, hai truyện ngắn Bên rừng Cù Lao Dung và Tây đầu đỏ, ông đã giành giải nhất trong cuộc thi do Uỷ ban Kháng chiến-Hành chính Nam bộ tổ chức. Tuy nhiên, ông lại nổi danh trên văn đàn là tập truyện ngắn Hương rừng Cà Mau, xuất bản năm 1962. Nói về tác phẩm của nhà văn Sơn Nam, bạn văn của ông là Nguyễn Trọng Tín nhận xét: "Trong số những sáng tác của nhà văn Sơn Nam thì tôi thích nhất là truyện ngắn Hương rừng Cà Mau - đây là tập truyện ngắn được xếp ở vị trí cao trong số những tác phẩm văn học đặc sắc nhất của Nam bộ. Hồi còn nhỏ, tôi đọc tác phẩm của ông là vì mình thích, lớn lên khi bước vào nghiệp văn chương tôi đọc tác phẩm của Sơn Nam như một cách học làm nghề. Tôi học ông về cách viết văn, về cách ứng xử của người viết văn Nam bộ".

Ngoài truyện dã sử, truyện ngắn, nhà văn Sơn Nam còn thành công cả ở những công trình biên khảo có hệ thống như Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Văn minh miệt vườn Gia Ðịnh xưa, Bến Nghé xưa... Và đây cũng là những đề tài mà ông đeo đuổi suốt sự nghiệp. Nhà văn Sơn Nam tâm sự: Lịch sử Nam bộ Việt Nam là lịch sử của công cuộc khẩn hoang trường kỳ và tự lực. Ý thức khẩn hoang mở đất ăn sâu vào máu thịt tôi. Ðời ông nội rồi đời cha tôi lo khẩn hoang, mở đất. Nên những trang viết của tôi dành cho việc khẩn hoang mở đất và thế là viết về khẩn hoang trở thành sở trường của tôi. Hơn nữa đây cũng là đề tài mà người dân Nam bộ rất quan tâm, bởi trong ký ức của những người Sài Gòn cũ, người Nam bộ cũ vẫn còn lưu giữ nhiều ấn tượng trong việc vật lộn với thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên trong những ngày đầu mở đất, mở nước.

Ngày nay, cho dù trong thế giới văn chương muôn màu muôn vẻ, nhưng trong lòng bạn đọc yêu văn chương vẫn giữ lại nét chân dung về Sơn Nam - đó là một nhà văn Nam bộ với tính cách đặc biệt Nam bộ. Ông không giống ai, đi theo con đường mà mình đã chọn: quay về cội nguồn văn hoá dân tộc, mà chính xác là văn hoá Nam bộ bằng lối văn mộc mạc, bằng chữ nghĩa giản dị gần gũi với đời sống thực tế.
Về Đầu Trang Go down
 
vài nét về nhà văn Sơn Nam
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
10A1 FORUM :: HỌC TẬP :: VĂN HỌC-
Chuyển đến